KỶ NIỆM 130 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890 – 19/5/2020)
19/05/2020
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Một lãnh tụ thiên tài, một vị cha già của dân tộc, người thầy vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người chiến sỹ cộng sản quốc tế mẫu mực, người bạn thân thiết của các dân tộc yêu chuộng hòa bình và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.
Sinh thời, Bác Hồ cũng là người dành nhiều quan tâm cho di sản văn hóa, có tấm lòng trân trọng những vốn quý của cha ông để lại. Ngay sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, ngày 23/11/1945, Bác đã ký Sắc lệnh 65 “Ấn định nhiệm vụ Đông Dương Bác cổ học viện” về việc bảo tồn tất cả cổ tích trong toàn cõi Việt Nam. Đây là sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước ta về việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Sắc lệnh ra đời trong hoàn cảnh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ đang gặp vô vàn khó khăn về giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, đất nước đang ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Bác khẳng định “việc bảo tồn cổ tích là công việc rất quan trọng và rất cần thiết cho công cuộc kiến thiết nước Việt Nam” (khái niệm “cổ tích” trong Sắc lệnh ngày nay được gọi là di sản văn hóa, gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể). Bác đã đưa ra Sắc lệnh với 6 điều sau đây:
Kể từ khi Sắc lệnh ra đời đến nay đã hơn 70 năm nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa lý luận và thực tiễn, soi sáng cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của đất nước. Đó là quan điểm về vai trò quan trọng của di sản văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, về tính kế thừa trong phát triển văn hóa, về trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và mỗi công dân trong việc bảo vệ di sản văn hóa…
Hoàng Thành Thăng Long, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.
BÀI VIẾT KHÁC
LIÊN KẾT DI SẢN